Thang máy là phương tiện di chuyển người và hàng hóa ở các tòa nhà cao tầng, giúp việc di chuyển tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Hầu hết các toà nhà đều lắp đặt và sử dụng thang máy nên đây là phương tiện có phạm vị rộng khắp cả nước. Vậy có cần thiết phải kiểm định thang máy không? Cùng Thang Máy River tìm hiểu về quy trình và thời hạn kiểm định.
Nội dung bài viết
Kiểm định thang máy là gì?
Kiểm định thang máy là quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị dựa vào các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Theo như quy định của nhà nước, thang máy nằm trong danh mục thiết kế bắt buộc phải kiểm định. Người ta chia thang máy ra thành các loại như sau: Thang máy điện, thang máy thuỷ lực, thang máy chở hàng, thang máy điện không có phòng máy.
Vì sao thang máy nên tiến hành kiểm định?
Việc kiểm định nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành và sử dụng. Bên cạnh đó, hoạt động này còn mang đến những lợi ích như sau:
- Tăng năng suất lao động do thời gian của thiết bị không bị gián đoạn.
- Giảm chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra trong khi làm việc.
- Đảm bảo an toàn cho người, hàng hoá trong quá trình di chuyển bằng thang máy.
- Là bằng chứng về pháp lý cần thiết để cung cấp các đơn vị bảo hiểm.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị theo yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Khi nào thang máy nên được kiểm định?
Việc kiểm định sẽ nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Theo các quy định và thông tư hiện hành khi sử dụng thang máy cần phải thực hiện theo 3 hình thức kiểm định như sau:
Kiểm định thang máy lần đầu
Kiểm định, kiểm tra thang máy lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khi thiết bị lắp đặt trước khi được đưa vào sử dụng. Từ đó sẽ biết được việc lắp đặt có chính xác và hợp lý hay không? Có như vậy mới giảm thiểu được độ rủi ro khi vận hành thang máy.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Đây là hoạt động kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị dựa theo các quy chuẩn về kỹ thuật quốc gia khi đã hết thời hạn của lần kiểm định trước đó. Qua quá trình sử dụng thang máy có thể khiến cho những bộ phận và các chi tiết bị hao mòn hay rời rạc. Vì thế cần tiến hành kiểm định thang máy định kỳ để biết được bộ phận nào bị hư hỏng để gia cố hoặc thay thế.
Kiểm định kỹ thuật bất thường
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động kiểm tra và đánh giá về kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn về kỹ thuật an quốc gia khi:
- Sau khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy.
- Khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
Việc phát hiện sớm về tình trạng xấu của thang máy sẽ giúp xử lý và khắc phục tình trạng kịp thời để đưa thang máy hoạt động bình thường trở lại.
Quy trình kiểm định như thế nào?
Sau đây là quy trình kiểm định về thang máy giúp khách hàng an tâm hơn trong việc vận hành và sử dụng phương tiện này.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ về kỹ thuật thang máy
Kiểm định viên sẽ xem xét những hồ sơ sau:
- Hồ sơ về chế tạo và lý lịch của thang máy bao gồm các bản vẽ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
- Hồ sơ thi công và lắp đặt.
- Biên bản cùng tất cả phiếu kiểm định của lần trước.
- Các hồ sơ về sửa chữa, thay thế.
- Nhật ký bảo trì thang máy.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Sau đó, kiểm định viên sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm định về kỹ thuật an toàn như sau:
- Xem xét về tính đầy đủ và đồng bộ của các chi tiết, hồ sơ chế tạo và các bộ phận rời.
- Kiểm tra biến dạng của các chi tiết và bộ phận cabin, hố thang, giếng thang. cáp, đối trọng,..
- Kiểm tra về hệ thống thuỷ lực.
- Tiến hành đo điện trở nối đất.
Bước 3: Thử nghiệm
Quá trình thử nghiệm chỉ thực hiện khi có các bước về kiểm tra ở trên đã đạt yêu cầu về kỹ thuật.
- Thử không tải: Kiểm định khi vận hành ở chế độ không tải để kiểm tra các hoạt động của bộ phận an toàn.
- Thử các chế độ tải trọng khác: Tuỳ theo thứ tự tải trọng là 100% tải định mức và 125% mức tải trọng định mức.
Qua bước kiểm định này sẽ đánh giá được hoạt động của các cơ cấu về an toàn kỹ thuật của thiết bị.
Bước 4: Xử lý kết quả
Khi tiến hành thử nghiệm xong, kiểm định viên sẽ xử lý kết quả:
- Lập biên bản kiểm định theo các mẫu như quy định.
- Lập biên bản kiến nghị và khắc phục.
- Thực hiện việc dán tem kiểm định và thông qua biên bản kiểm tra, ban hành kết quả kiểm định nếu quá trình kiểm tra đạt yêu cầu.
Xem thêm:
Quảng cáo thang máy: Lợi ích và mức giá quảng cáo
Hố pit thang máy: Kết cấu móng và chiều sâu của hố pit
Trên đây là những thông tin giới thiệu về lợi ích và quy trình của hoạt động kiểm định thang máy. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về thang máy hãy liên hệ với Thang Máy River để được tư vấn và giải đáp nhé!