Hố pit thang máy: Kết cấu móng và chiều sâu của hố pit

Hố pit thang máy là một phần dưới trong hố thang tính từ vị trí mặt sàn của tầng dưới đến đáy của thang máy. Đối với mỗi loại thang máy khác nhau sẽ có cấu tạo riêng biệt, khách hàng cần biết về thiết kế hố pit sao cho phù hợp với loại thang máy mình đã chọn. Tham khảo bài viết của Thang Máy River để có thêm thông tin hữu ích về hố pit của thang máy.

Hố pit thang máy là gì?

Hố pit thang máy là phần hố nằm dưới cùng của giếng thang được tính từ mặt sàn tầng dừng thấp nhất trở đi. Phần hố pit thường được thiết kế ở vị trí âm so với chiều cao tự nhiên của mặt đất. Hố pít có công dụng như sau:

  • Là nơi lắp đặt những thiết bị giảm chấn, governor, đồng thời hố pít còn là không gian của phần đáy cabin chui xuống khi cabin đi đến tầng cuối cùng.
  • Đảm bảo có 1 không gian an toàn cho những tình huống khi thang máy vận hành vượt quá hành trình, giúp tránh va chạm vào cabin khi thang dừng.
  • Hố pit là không gian cho nhân viên kỹ thuật thao tác trong việc bảo trì, sửa chữa thang máy khi cần thiết.
Hố pit thang máy là một phần hố nằm dưới cùng của giếng thang
Hố pit là một phần hố nằm dưới cùng của giếng thang

Kết cấu của hố pit thang máy như thế nào?

Trong  thiết kế hố pit thang phục vụ cho việc lắp đặt, chúng ta cần chú ý đến kết cấu của hố thang máy để xây dựng sao cho phù hợp. Và để làm được điều đó, bạn cần chú ý đến vấn đề sau:

Về kích thước

Kích thước của hố thang máy được xây dựng dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Bạn cần phải xác định chính xác các kích thước sau:

  • Kích thước hố pit thang máy: Đây là kích thước về chiều sâu và chiều ngang của hố thang, tuỳ theo loại tải trọng mà để kích thước sao cho phù hợp nhất.
  • Hố pit: Hố pit là phần được tính từ cốt 0:0 xuống và có yêu cầu là luôn luôn khô ráo.
  • Đà linteau giữa tầng: Đây là hệ thống rail dẫn hướng thang máy yêu cầu với khoảng cách 1500mm phải có một điểm bắt cố định vào tường. Vì thế, khi thi công hố cần phải làm hệ thống đà linteau 3 mặt hồ vào khoảng giữa tầng.
  • Phòng máy: Đối với những loại thang máy có lắp đặt phòng máy, khi đổ sàn cần phải chừa lại chỗ trống qua các lỗ kỹ thuật. Ngoài ra, bạn cũng không được bỏ quên phần móc treo Palang nằm ở trên nóc phòng máy.

Vì thang máy luôn vận hành theo phương thẳng đứng nên khi xây dựng hố thang máy cần phải đảm bảo hố không được nghiêng, móp hay vặn vẹo.

Tuỳ vào tải trọng để xây dựng kích thước hố pit sao cho phù hợp
Tuỳ vào tải trọng để xây dựng kích thước hố pit sao cho phù hợp

Bộ giảm chấn

Trong khu vực hố pit, bộ phận giảm chấn sẽ được đưa vào lắp đặt ở vị trí đáy của hố thang. Bộ giảm chấn sẽ hỗ trợ dừng đỡ cabin của thang máy và đối trọng thiết bị trong quá trình hoạt động lên xuống. Chức năng chính của bộ giảm chấn là đảm bảo tình trạng thang máy không vượt quá tốc độ và vị trí đặt công tắc giới hạn hành trình. Nhờ đó, việc kiểm soát quá trình hoạt động của thang máy sẽ hợp lý hơn.

Các bộ phận vận hành an toàn tại vị trí hố pit thang máy

Ngoài kích thước và bộ giảm chấn thì bạn cần quan tâm đến các bộ phận an toàn trong hố thang như sau:

  • Các bộ phận an toàn trong hố pit đó là: Hệ thống phanh hãm/kích hoạt hoạt động của cabin, hệ thống chuông báo động, hệ thống tín hiệu nhận tín hiệu để biết thang máy bị kẹt cửa thang, hệ thống công tắc chống vượt quá hành trình,… Những bộ phận an toàn này sẽ được đơn vị thi công tính toán hợp lý nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng thang máy.
  • Hệ thống vận hành: Hố pit là nơi lắp đặt bộ phận điều khiển cùng các hệ thống cảnh bảo an toàn như hệ thống phanh, chuông báo động, đối trọng governor,…
Bộ vận hành là nơi lắp được những hệ thống an toàn 
Bộ vận hành là nơi lắp được những hệ thống an toàn

Xem thêm:

Cấu tạo thang máy cơ bản và chi tiết nhất

Quảng cáo thang máy: Lợi ích và mức giá quảng cáo

Một số điều lưu ý về hố pit

Bên cạnh về kết cấu của hố pít thì cần lưu ý một số điều sau:

  • Vị trí chứa đáy của cabin trong thang máy và thiết bị giới hạn hành trình
  • Vị trí chứa bộ phận cọc giảm chấn.
  • Vị trí bảo trì của đáy cabin thang máy.
  • Vị trí chưa đối trọng thang máy khi cabin ở tầng cao nhất.
  • Khi lắp đặt 2 cọc giảm chấn của thang máy thì độc sâu của mỗi cọc đóng xuống sẽ là 150mm.
  • Hố pit của thang máy không được xây vát xiên mà phải giữ đúng kích thước như thước hố thang.
  • Độ dày của đáy hố pit cần được đổ bê tông dày từ 150mm đến 300mm. Bởi vì hố pit thang máy sẽ được đóng 2 cọc giảm chấn khi tiến hành lắp đặt thang có độ sâu là 80mm. Nên bê tông không được mỏng quá để phòng trường hợp bị khoan thủng hay bị ngấm nước.
  • Nguyên tắc quan trọng nhất chính là hố pit không được để ngấm nước nên khi thi công cần chống thấm triệt để ở khu vực này.
Cần chống thấm cho bộ phận hố pit của thang máy
Cần chống thấm cho bộ phận hố pit của thang máy

Trên đây là những thông tin giới thiệu về hố pit thang máy và kết cấu cần nắm được khi thi công và lắp đặt bộ phận này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thang máy hãy liên hệ đến Thang May River để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Chia sẽ bài viết: